Đằng sau vẻ hào nhoáng của các thương hiệu thời trang nổi tiếng, cũng có những câu chuyện đau thương. WeHelp sẽ tiết lộ trong bài viết dưới đây.

Ngành công nghiệp thời trang là một trong ngành có nhiều tai tiếng nhất của xã hội hiện đại. Đằng sau những bộ quần áo lộng lẫy và sàn diễn xa hoa thường ẩn chứa những bi kịch và tranh cãi của một số nhà thiết kế thời trang tốt nhất thế giới. Dưới đây WeHelp sẽ bật mí một vài tai tiếng của các hãng thời trang nổi tiếng.

Bật mí những câu chuyện đằng sau của các thương hiệu thời trang nổi tiếng
Bật mí những câu chuyện đằng sau của các thương hiệu thời trang nổi tiếng

1. Zara

Zara chắc hẳn là một trong các thương hiệu thời trang nổi tiếng mà ai cũng biết. Tuy nhiên, Zara rõ ràng đã có bước đi rất tệ vàm năm 2014 khi phát hành một chiếc áo phông trẻ em giống như một chiếc áo phông trong trại của tù nhân Do Thái. Sự phẫn nộ và bất bình từ khách hàng ngay lập tức khiến Zara gỡ áo phông khỏi các cửa hàng và trang web của mình. Chiếc áo có màu trắng và sọc hải quân, với ngôi sao sáu cánh bên ngực trái.

Zara
Zara

Thậm chí, doanh số là “cận biên” và các sản phẩm còn lại đã bị “phá hủy”. Theo Hiệp hội Do Thái trên Thế giới thì đây không phải là lần đầu tiên Zara bị lên án vì sử dụng hình ảnh gây tranh cãi. Tuy nhiên Hiệp hội cũng cho biết thêm rằng: “Chiếc áo có hình ngôi sao màu vàng rất tệ và gây khó chịu cho những người sống sót ở Do Thái và Holocaust. Đối với bất kỳ ai biết về lịch sử của họ, loại hình ảnh này sẽ bị giới hạn. Chúng tôi đã rất hoan nghênh vì Zara nhận ra hình ảnh có khả năng gây tranh cãi và loại bỏ khỏi bày bán”.

>>> Zara đã có hành động dứt khoát để tránh khỏi những lùm xùm, tai tiếng, và tránh được sự thất bại không đáng có của mình.

2. Versace

Vụ giết người năm 1997 là một trong những bi kịch nổi tiếng nhất của thế giới thời trang. Gianni Versace bị bắn bên ngoài nhà ở Miami của mình. Người nổ súng, Andrew Cunanan đã tự kết liễu đời mình một tuần sau đó, sau khi giết ít nhất năm người khác. Cho đến ngày nay, không ai biết tại sao Cunanan lại lấy mạng của nhà thiết kế.

Versace
Versace

Sau khi anh trai cô qua đời, Donatella Versace tiếp quản hãng thời trang của anh mình. Nhưng khi Donatella lên nắm quyền, Versace lúc bấy giờ có một vài sự đấu tranh và tai tiếng. Donatella gần như điều hành công ty lại từ đầu, nhưng cô phải chịu sự chỉ trích gay gắt từ các đồng nghiệp về khả năng lãnh đạo của mình. Ngoài ra, cô cũng đã đi cai nghiện để đối phó với chứng nghiện cocaine đe dọa tính mạng. Donatella luôn xuất hiện với khuôn mặt được make-up đậm để che đi những khuyết điểm và sự thất bại của thẩm mỹ. Lạm dụng thẩm mỹ quá nhiều khiến khuôn mặt cô có vẻ già nhiều hơn so với tuổi, hay còn có thể nói là có phần biến dạng. Hãng thời trang Versace bề ngoài nhìn rất lộng lẫy, nhưng câu chuyện 2 người cầm quyền — 2 anh em nhà Versace thì lại luôn có nhiều bàn tán.

3. H & M

Thương hiệu H & M, một trong các thương hiệu thời trang nổi tiếng, luôn bị dính vào nhiều tai tiếng. Hãng thời trang này đã vướng phải một rắc rối vào đầu năm 2018. Vấn đề lần này là một chiếc áo trẻ em ghi rằng “Coolest monkey in the jungle” — con khỉ ngầu nhất trong rừng. Công ty đã chọn sử dụng một đứa trẻ da đen làm mẫu cho những chiếc áo hoodie này. Việc này đã thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều người, họ cho rằng H&M phân biệt chủng tộc, rất nhiều người nổi tiếng như The Weeknd, Ferrari Sheppard cũng đã lên tiếng phản bác lại động thái của hãng thời trang. H&M đã phải phản hồi bằng một lời xin lỗi trên tờ New York Times, họ nói rằng họ đã gỡ sản phẩm khỏi kệ bày bán của mình.

Thương hiệu H & M
Thương hiệu H & M

Ngoài ra, trước đó, H & M cũng có một cuộc tranh cãi tai tiếng nữa vào năm 2014. H & M đã phải xin lỗi vì bộ jumpsuit màu xanh lá cây do họ thiết kế. Khách hàng chỉ ra những điểm tương đồng của bộ jumpsuit đó với những gì nữ quân nhân người Kurd mặc trong khi chiến đấu với ISIS. Khi người dân Kurd bắt đầu phàn nàn trên phương tiện truyền thông xã hội rằng H & M đã không trân trọng hình ảnh các nữ chiến binh người Kurd, những người mặc áo liền quần màu xanh lá cây để chiến đấu. Từ đó, công ty đã nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi khi có thêm một câu chuyện nữa bắt đầu được đưa lên mạng cho rằng hãng thời trang dường như đang trục lợi từ hoàn cảnh của các chiến binh người Kurd. H & M còn gián tiếp khơi gợi lại sự thật đau buồn rằng những kẻ cực đoan ISIS đã chặt đầu một số nữ chiến binh người Kurd bị bắt. H&M đã phải loại bỏ bộ jumpsuit và gửi lời xin lỗi tới mọi người vì không muốn gây ra bất kỳ tranh cãi nào. Động thái này của họ đã cứu thương hiệu khỏi một vụ bê bối nghiêm trọng hơn.

Mẫu thời trang của H & M
Mẫu thời trang của H & M

4. The Gap

Công nhân trẻ em, khoảng 10 tuổi, đã được tìm thấy làm việc trong một nhà máy dệt trong điều kiện gần như chế độ nô lệ để sản xuất quần áo cho Gap Kids, một trong những mặt hàng thành công nhất của hãng thời trang nổi tiếng này. Những đứa trẻ đã trải qua nhiều giờ làm nặng nhọc, cũng như các mối đe dọa và đánh đập. Điều này đã được phát hiện vào năm 2007. The Gap cho biết họ không biết rằng quần áo đã được ký hợp đồng với một nhà kho, nhà sản xuất sử dụng lao động trẻ em. Hãng đã tuyên bố đã rút các sản phẩm may mặc liên quan trong khi họ cũng đồng thời điều tra thêm các vi phạm quy tắc đạo đức đã được áp đặt ba năm trước.

Việc phát hiện ra những đứa trẻ làm việc trong điều kiện tồi tệ ở khu vực Shahpur Jat của Delhi đã làm gia tăng mối lo ngại về việc thuê ngoài bởi các chuỗi bán lẻ lớn sản xuất hàng may mặc của họ tại Ấn Độ — quốc gia được Liên Hợp Quốc cho là thủ đô của thế giới cho lao động trẻ em.

Thương hiệu GAP
Thương hiệu GAP

Các thương hiệu thời trang nổi tiếng có thể khoác lên mình vẻ ngoài lộng lẫy. Nhưng ẩn sau họ cũng luôn có những biến cố, sai lầm như chúng ta. Bất kể ngành nghề nào cũng luôn có những câu chuyện phía sau. Hãy theo dõi nhiều bài viết tiếp theo của WeHelp.vn nhé!

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *