Quảng cáo luôn là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và độ nhận diện thương hiệu. Dưới đây sẽ là top 10 quảng cáo hay nhất mọi thời đại.
Một chiến dịch quảng cáo có thể được doanh nghiệp vận hành trên nhiều kênh khác nhau, và sử dụng các phương tiện truyền thông đa dạng. Tuy nhiên, cho dù thị trường có nhiều biến động, dưới đây vẫn là 4 loại hình quảng cáo cơ bản, phổ biến nhất:
- Quảng cáo in ấn: báo chí, tờ rơi, brochure, tạp chí…
- Quảng cáo radio: phát quảng cáo trong giữa giờ âm nhạc hoặc chương trình radio.
- Quảng cáo TV: cách thức hoạt động giống radio là phát quảng cáo giữa các chương trình, tuy nhiên quảng cáo trên TV phổ biến và tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn rất nhiều.
- Quảng cáo Internet: google ads, facebook ads, instagram ads, SEO…
WeHelp sẽ điểm mặt top 10 quảng cáo hay nhất mọi thời đại và cách doanh nghiệp sử dụng loại hình quảng cáo, bài học từ quảng cáo đó.
1. Nike: Just do it. (1980) — Quảng cáo in ấn, TV, Internet
Trước khi sản phẩm của Nike được ưa dùng trong cuộc sống hàng ngày như bây giờ, Nike đã từng là một doanh nghiệp đánh vào phân khúc thị trường khách hàng là vận động viên Marathon. Sau đó, khi tầm quan trọng của việc thể dục thể thao được đẩy cao và ngay lập tức những người làm Marketers tại doanh nghiệp đã nắm lấy cơ hội đó để doanh nghiệp có thể vượt qua Reebok — đối thủ cạnh tranh của Nike thời bấy giờ. Và chiến dịch “Just Do It.” đã ra đời và là kết quả cho sự nỗ lực marketing của Nike.
Từ năm 1980 khởi động chiến dịch, 10 năm sau đó, doanh thu của Nike đã vượt 9.2 tỷ USD. “Just do it.” — “Cứ làm đi” ngắn gọn và đơn giản, nhưng đủ để tạo cảm hứng, động lực cho mọi người khi họ tập thể dục. Không muốn tập bụng? Cứ làm đi. Không muốn chạy bộ hết một vòng hồ? Cứ làm đi. Đó là một khẩu hiệu giúp tất cả chúng ta nỗ lực thúc đẩy bản thân vượt quá giới hạn của chúng ta.
Bài học: Hãy luôn tự đặt câu hỏi rằng đâu là pain-point của khách hàng, làm thế nào để giải quyết vấn đề đó cho khách hàng? Từ đó, doanh nghiệp của bạn sẽ thực sự đánh vào trúng insight người tiêu dùng bằng cách nhấn mạnh vào thông điệp cốt lõi mà doanh nghiệp bạn muốn truyền tải.
2. Coke: Share a Coke (2011) — Quảng cáo in ấn
Các thương hiệu lớn thường khó có thể làm thêm cái gì đột phá khi họ đã quá lớn. Nhưng một thương hiệu lớn như Coca-Cola vẫn có khả năng tạo ra một cú nổ lớn để thu hút mọi người. Họ kêu gọi các khách hàng cá nhân (hình thức B2C) bằng cách đặt tên của khách hàng lên lon.
Chiến dịch Share a Coke bắt đầu ở Úc vào năm 2011, khi Coca-Cola cá nhân hóa mỗi chai với 150 tên phổ biến nhất ở nước này. Kể từ đó, Hoa Kỳ đã làm theo, in tên trên mặt trước của chai và lon bằng phông chữ thương hiệu của Coke. Người tiêu dùng thậm chí có thể đặt hàng chai tùy chỉnh trên trang web của Coke để yêu cầu những thứ như biệt danh và logo trường đại học. Đó là một câu chuyện đột phá trong ngành tiếp thị và quảng cáo. Nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra rất hứng thú với chiến dịch này.
Bài học: Khách hàng trung thành của Coke là người mua thường xuyên, và công ty phát hiện được sự nhận thức sở hữu cá nhân của khách hàng. Sự chờ đợi cho một cái tên ngẫu nhiên mà bạn sẽ có được khi mua lon Coca-Cola ở máy bán hàng tự động là một sự hồi hộp thú vị — ngay cả khi nó không phải là của bạn, nó khuyến khích bạn “Share a Coke” với tên của bất kỳ ai ở phía trước.
3. Anheuser-Busch: Whassup (1999) — Quảng cáo TV
Chiến dịch này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1999. Trong video clip là một nhóm bạn gọi điện thoại cho nhau, đồng thời vừa xem TV và uống bia. Một người bạn bắt đầu hỏi “Ê, đang làm gì đấy?” ( tiếng anh là what’s up, được đọc lái và viết thành whatssup), và người còn lại thuật lại hành động của họ — xem TV và uống bia. Và đỉnh điểm là khi nhiều người cùng nói trên điện thoại, các tiếng hỏi thăm — trả lời lẫn lộn vào nhau, tạo thành một không khí vui nhộn, náo nhiệt. Từ đó, câu hỏi “WHASSUP!?” được trở nên viral và là câu noi kinh điển trong văn hoá uống bia. Trong số top 10 quảng cáo hay nhất mọi thời đại thì tên chiến dịch quảng cáo này có lẽ là câu nói thông dụng và dễ nhớ nhất.
Bài học: Quảng cáo đã gây bão tại Super Bowl năm 2000 và bạn vẫn có thể cảm thấy tiếng vang của nó ngày hôm nay. Anheuser-Busch đã cho chúng ta thấy một quảng cáo đơn giản và ngắn gọn, không cần một thông điệp quá ý nghĩa dành cho khách hàng nhưng vẫn trở nên nổi tiếng.
5. Volkswagen: Think Small (1960) — Quảng cáo in ấn
Chiến dịch này được các chuyên gia đánh giá rất cao, và thậm chí được coi là tiêu chuẩn. Volkswagen bắt đầu ra mắt chiến dịch vào năm 1960 và với thông điệp truyền thông chính là nhấn mạnh về sự nhỏ bé của dòng xe của mình. Trong khi đó, xu hướng tiêu dùng của Mỹ bấy giờ là ưa chuộng dòng xe hình dáng to lớn, và coi thường những chiếc xe dáng thấp bé.
Tuy nhiên, chiến dịch này đã thay đổi nhận thức của người tiêu dùng tại Mỹ. Nó đã thể hiện đúng với suy nghĩ của mọi người: “Bạn nghĩ tôi nhỏ bé? Vâng, đó là sự thật.” (You think I’m small? Yeah, I am”. Volkswagen không bao giờ cố gắng trở thành một cái gì đó họ không phải, họ không theo đuổi xu hướng của thị trường mà vẫn luôn tự hào là chính mình.
Bài học: Điểm quan trọng nhất trong chiến dịch này: Đừng cố để sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp phải chạy theo xu hướng thị trường quá nhiều và bị biến chất mất đi nét truyền thống của chính sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Người tiêu dùng đã đánh giá cao sự trung thực và tự tôn của Volkswagen. Doanh nghiệp đã hoàn toàn thành công trong quá trình marketing thương hiệu này.
5. Google: Year in Search — Quảng cáo Internet
“Year in Search” bắt đầu vào năm 2009 với tên gọi “Zeitgeist” — một báo cáo về các tìm kiếm phổ biến nhất của Google trong 12 tháng trước. Google tạo một video dài 3 phút để tổng kết về xu hướng tìm kiếm của mọi người trong năm, đồng thời nhắc nhở rằng người dùng đã phụ thuộc vào Google nhiều như thế nào. Đây tuy không phải là chiến dịch xuất sắc nhất trong top 10 quảng cáo hay nhất mọi thời đại, nhưng Google thể hiện nó tinh tế đến mức mọi người quên mất đây là một quảng cáo.
Bài học: Google đã khéo léo nhắc nhở tầm quan trọng của chính doanh nghiệp mình cho mọi người dùng thấy, vừa không quá phô trương, vừa không tạo ác cảm cho người xem.
6. California Milk Processor Board: Got Milk? (1993) — Quảng cáo in ấn
Chiến dịch quảng cáo “Got milk?” đã giúp doanh nghiệp tăng 7% doanh số trong một năm, và nó thậm chí còn tác động tới nhiều khu vực tiểu bang khác. Ngoài ra, hơn triệu bản đạo nhái của chiến dịch này cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, quảng cáo này lại không nhắm việc tạo khách hàng mới; thay vào đó tập trung vào những khách hàng đã sử dụng.
Bài học: Đôi khi, việc tăng doanh thu bán hàng từ việc mở rộng tập khách hàng tiềm năng là không cần thiết. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể tập trung tạo thêm lòng tin, sự trung thành của những khách hàng sẵn có.
7. Metro Trains: Dumb Ways to Die (2012) — Quảng cáo Internet
Ở Melbourne — Úc, Metro Trains muốn tuyên truyền một thông điệp đơn giản: Hành vi bất cẩn có thể dẫn đến thương tích, hoặc thậm chí tử vong. Tuy nhiên, Metro Trains đã phát hành Dumb Ways to Die thay cho lời cảnh báo trong nhà ga. Video này nhanh chóng có 157 triệu người xem khi ra mắt trên YouTube.
Bài hát nói về những cách chết “ngớ ngẩn” — ví dụ, chọc một con gấu xám bằng gậy hoặc chui vào máy giặt. Và nó có một đoạn điệp khúc nhỏ hấp dẫn mà bạn sẽ không thể ngừng ngân nga: “Dumb ways to die, so many dumb ways to die” (Những cách “ngớ ngẩn” để chết, rất nhiều cách “ngớ ngẩn” để chết). Và thông điệp cuối cùng của Metro Trains được gắn tại cuối video rằng: cách ngớ ngẩn nhất để chết là khi bạn hành động bất cẩn, cẩu thả khi ở trong nhà ga xe lửa.
Bài học: Thông điệp của Metro Trains muốn truyền tải tuy không phải là thông điệp ý nghĩa nhất trong top 10 quảng cáo hay nhất mọi thời đại này. Chiến dịch này truyền đạt một thông điệp đơn giản theo cách sáng tạo và đáng nhớ. Bạn không cảm thấy như mình đang bị cằn nhằn như cách mà một số biển báo công cộng thực hiện. Nếu thông điệp của doanh nghiệp có phần tầm thường hoặc nhàm chán, hãy cân nhắc sử dụng sự sáng tạo để truyền tải thông điệp.
8. Apple: Get a Mac (2006) — Quảng cáo TV
Trong khi Apple đã có rất nhiều chiến dịch tuyệt vời, thì chiến dịch quảng cáo này có phần nhỉnh lên trên hết. Kết quả của cuộc tranh đấu giữa Mac và PC đã kết thúc chính là một trong những lợi ích lớn nhất mà chiến dịch đem về. Doanh nghiệp đã tăng 42% thị phần trong năm đầu tiên nhờ sự xuất hiện của chiến dịch này. Quảng cáo này cho khán giả của Mac biết mọi thứ họ cần biết về sản phẩm theo một cách thông minh.
Bài học: Chỉ vì sản phẩm của doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh tốt hơn thì không có nghĩa là bạn cần nhấn mạnh điều đấy cho khách hàng. Thay vào đó, hãy giải thích lợi ích của sản phẩm của bạn theo cách đáng tin, thuyết phục để người tiêu dùng có thể sử dụng nó.
9. Old Spice: The Man Your Man Could Smell Like (2010) — Quảng cáo TV
Phần đầu tiên của chiến dịch này của Old Spice được tạo bởi Wieden + Kennedy và ra mắt vào tháng 2 năm 2010 và nó đã trở nên viral chỉ sau một đêm, thu về được hơn 51 triệu lượt view.
Old Spice tiếp tục thực hiện chiến dịch quảng cáo này vào tháng 6 năm 2010, và diễn viên chính vẫn là Isaiah Mustafa. Thậm chí, Wieden và Kenedy còn đặt biệt danh cho anh là “Old Spice Guy” — Chàng trai của Old Spice. Bước đi tiếp theo của Old Spice đó là phát trực tiếp những video có Isaiah để thu hút lượng tương tác từ người hâm mộ. Báo cáo của Inc cho biết rằng những video đó thu về 11 triệu lượt xem và giúp doanh nghiệp có được 29.000 người theo dõi trên Facebook, 58.000 người trên Twitter.
Bài học: Nếu bạn thấy chiến dịch của doanh nghiệp được nhiều người hâm mộ và theo dõi, hãy làm mọi cách để có thể giữ chân khách hàng và truyền tải cho họ thông điệp của thương hiệu.
10. KFC: “FCK” (2018) — Quảng cáo in ấn
Trong top 10 quảng cáo hay nhất mọi thời đại thì quảng cáo này là một lời xin lỗi sáng tạo và độc lạ nhất. Vào tháng 2 năm 2018, hoạt động kinh doanh của KFC tại Hoa Kỳ đã hết gà. Một công ty bán gà và hết gà? Doanh nghiệp đã vấp phải cuộc khủng hoảng truyền thông mỉa mai nhất trong lịch sử. Vì vậy khi nó xảy ra, mọi con mắt đều đổ dồn vào phản ứng của doanh nghiệp.
Với sự giúp đỡ của cơ quan sáng tạo Mother London, KFC đã lấy ra một quảng cáo toàn trang trên tờ Metro — tờ báo của Vương quốc Anh, sắp xếp lại ba tên viết tắt nổi tiếng của mình để thay cho phản ứng vì sự thiếu sản phẩm của chính mình. Quảng cáo gồm một xô KFC có nội dung “FCK” — như muốn nói, “FCK, điều này thật đáng xấu hổ”. Bên dưới thiết kế này, công ty tiếp tục gửi thêm lời xin lỗi vì sự thiếu sót gần như không thể tha thứ được này.
Bài học: Ai cũng có thể mắc phải lỗi lầm và nếu doanh nghiệp của bạn có thể tự cảm thấy xấu hổ và đáng tiếc cho lỗi lầm đó, bạn sẽ khiến vấn đề trở nên nhẹ nhàng và dễ tiếp cận hơn. Quảng cáo của KFC thể hiện cách kết hợp của sự khiêm tốn, chuyên nghiệp, và hài hước. Điều này đã là niềm tự hào của công ty khi có thể giúp KFC thoát khủng hoảng truyền thông, và thậm chí đưa ra kết quả tích cực cho thương hiệu của bạn.
Tuy đã nhiều năm trôi qua, thị trường luôn biến động và tâm lý khách hàng luôn thay đổi, nhưng những chiến dịch quảng cáo kể trên luôn giữ vững vị trí là top 10 quảng cáo hay nhất mọi thời đại. Những chiến dịch trên đã đánh dấu sự chuyển mình lớn trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp, giúp họ nổi bật hơn so với những đối thủ cạnh tranh của mình và chiếm được miếng bánh thị phần lớn.